Chiều 28.12,ỏavănhóacúichàotrongcuộcthiViệtNamtrongtôilàca cuoc truc tuyen tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa, lịch sử yêu nước của dân tộc Việt Nam "Việt Nam trong tôi là".
Ban tổ chức cho biết cuộc thi là sân chơi để các bạn đoàn viên, thanh niên trên khắp cả nước giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của các dân tộc đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; tái hiện quá trình hình thành, lịch sử phát triển, công tác giữ gìn và bảo tồn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Cuộc thi cũng nhằm chia sẻ kiến thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; tiểu sử, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; các thành tựu của đất nước trong sự nghiệp đổi mới; quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; lịch sử và vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đưa hình ảnh về Việt Nam ra thế giới
Phát biểu tại lễ tổng kết, anh Nguyễn Quốc Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng T.Ư Đoàn, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, ngoài mục tiêu tạo môi trường, điều kiện để đoàn viên, thanh niên có cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, qua đó khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cuộc thi "Việt Nam trong tôi là" còn hướng đến mục tiêu góp phần đưa thông tin, hình ảnh về Việt Nam ra thế giới.
Anh Nguyễn Quốc Huy cho biết, ngay sau khi phát động, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên cả nước, trong đó có nhiều bạn đang rèn luyện trong môi trường quân ngũ, có những bạn đang học tập và sinh sống ở nước ngoài.
"Gần 5.000 tác phẩm là kết quả, tài sản quý giá mà chúng tôi nhận được từ cuộc thi, bởi khi xem mỗi tác phẩm chúng tôi cảm nhận được chứa đựng trong đó là tình cảm yêu thương, gắn bó, niềm tự hào mà các bạn dành cho đất nước, quê hương", anh Nguyễn Quốc Huy nói.
Gìn giữ văn hóa truyền thống
Theo anh Nguyễn Quốc Huy, điểm ấn tượng của cuộc thi chính là sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các bạn trẻ người dân tộc đến từ các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Đắk Lắk, Gia Lai, Yên Bái. Khắc phục những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, các bạn đã cố gắng sáng tác, thiết kế tạo ra các sản phẩm chất lượng, khắc họa rõ nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Chủ đề được các bạn quan tâm và thực hiện nhiều nhất là về Bác Hồ, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương, trang phục, ẩm thực, các làn điệu dân ca, các sản phẩm truyền thống. Nhiều bài dự thi có chất lượng cao, được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, đã khắc họa nhiều khía cạnh mới lạ về văn hóa Việt Nam như: văn hóa cúi chào, nét đẹp văn hóa người lính "Bộ đội Cụ Hồ"…
Anh Nguyễn Quốc Huy mong muốn, sau cuộc thi, những giá trị tinh thần, những tình cảm yêu mến, niềm tự hào của các bạn đoàn viên, thanh niên sẽ tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng, là tiền đề để bảo vệ và dựng xây đất nước ngày một phát triển, phồn vinh hơn.
Tại lễ tổng kết cuộc thi, ban tổ chức đã chọn ra được những tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải: giải nhất là tác phẩm Cúi chào- Hành động nhỏ, văn hóa lớncủa nhóm tác giả Câu lạc bộ Vovinam Lửa Việt, đến từ đơn vị Thành đoàn Hà Nội. Giải nhì của cuộc thi là tác phẩm: Mô, chi, răng, rứacủa tác giả Nguyễn Đức Tú đến từ Ban Thanh niên Quân đội.
Ngoài ra có 2 giải ba, 1 giải phong trào dành cho đơn vị có bài dự thi đồng nhất cả nước. Giải nhất bao gồm phần thưởng là giấy chứng nhận của Ban Bí thư T.Ư Đoàn, tiền thưởng, 1 tài khoản đọc sách miễn phí trên ứng dụng Reavol trong vòng 1 năm, 1 tài khoản ứng dụng thiết kế trực tuyến Canva Pro trong vòng 2 năm, tổng giá trị giải thưởng là 10 triệu đồng; giải nhì tổng giá trị giải thưởng là 8 triệu đồng; giải ba có tổng giá trị giải thưởng là 5 triệu đồng.
Tại buổi trao giải, bạn Phượng Huyền đại diện nhóm tác giả đoạt giải nhất cuộc thi cho biết, thông qua tác phẩm Cúi chào- Hành động nhỏ, văn hóa lớn, các bạn muốn truyền tải thông điệp về nét đẹp văn hóa cúi chào vốn từ xa xưa của người Việt, nhưng đang bị mai một dần.
"Chúng tôi thể hiện tác phẩm bằng song ngữ Việt - Anh để muốn nhắc nhở mọi người nhất là người trẻ về văn hóa truyền thống của người Việt, để lan tỏa văn hóa cúi chào tốt đẹp đó đến rộng rãi hơn, không chỉ người Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế. Cúi chào không đơn thuần lời chào hỏi mà còn mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay", Huyền chia sẻ.
.